Hôm nay, Việt Pháp Á Âu sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách viết một bức thư phàn nàn và khiếu nại nói chung, giúp các bạn ôn luyện tốt hơn cho phần thi viết TCF của mình và đồng thời, sau khi đọc bài viết này, bạn cũng sẽ có kỹ năng viết thư khiếu nại và có thể áp dụng kỹ năng đó trong cuộc sống của mình !
Về cơ bản, một bức thư phàn nàn, khiếu nại có 9 mục chính :
9 mục cơ bản của một bức thư phàn nàn, khiếu nại |
A. Votre nom et votre adresse (Họ tên và địa chỉ của người gửi):
Thông tin này được
viết ở góc trên cùng phía bên trái của bức thư. Cuối mục này, người viết cũng
có thể bổ sung thêm số điện thoại hoặc số fax của mình nếu có.
B. Lieu
d’expédition et date (Địa điểm viết, ngày viết):
Thông
tin này được viết ở góc trên cùng phía bên phải của lá thư. Người viết cần viết
rõ ngày, tháng, năm mà mình viết bức thư này. Hơn nữa, người viết cũng cần chú
ý là phải viết tháng bằng từ đầy đủ các chữ cái, không được viết tắt tháng. Địa
chỉ của người nhận được đưa lên đầu, đứng trước ngày, tháng, năm. Ví dụ : Lyon,
le 21 avril 2013.
C. Nom et l’adresse du destinataire (Họ tên và địa chỉ người nhận):
Thông
tin này được đặt ở ngay dưới ngay dưới ngày và người viết cần chú ý viết tương ứng với phần tên và địa chỉ người gửi ở bên trái.
D. Objet de la lettre (Tiêu đề của bức thư, hay nói cách khác, mục đích chính của bức thư):
Trong nhiều trường hợp, người viết nên cùng những cụm danh
từ ngắn gọn để trình bày chủ đề mà bức thư đề cập tới, ví dụ : réclamation
du retard de livraison (Thư phàn nàn về sự giao hàng trậm trễ).
E. Formule d’appel (Phần xưng hô của người gửi đối với người nhận):
Nếu
người nhận có chức vụ rõ ràng, thì người viết cần nêu rõ chức vụ đó ra. Ví dụ :
Monsieur le Directeur (Kính gửi ngài Giám đốc), Monsieur le Proviseur
(Kính gửi Thầy hiệu trưởng), etc. Nếu không, chỉ cần ghi : Madame, Monsieur
(Kinh gửi ông, bà) là được.
F. Corps
de la lettre (Nội dụng chính của thư):
Người
viết cần trình bày theo một trình tự nhất định, hợp logíc, có thể tuân theo
trình tự cơ bản dưới đây :
-
Thuật lại sự kiện khởi nguồn cho bức thư
phàn nàn, khiếu nại này (dùng thì quá khứ);
-
Giải thích vấn đề một cách chi tiết (dùng thì hiện tại);
-
Đề xuất một phương án giải quyết hoặc đưa ra yêu cầu bồi thường nếu muốn
(dùng thì tương lai).
G. Formule finale (Kết thúc thư):
Ở
phần kết thúc thư, người viết cần nêu đủ 3 ý cơ bản : sự mong chờ phản hồi
từ người nhận, lời cảm ơn và lời chào trân trọng. Ví dụ :
Dans
l’attente de votre réponse je vous prie d’accepter / je vous prie
d’agréer, Monsieur… l’assurance de mes sentiments respectueux /
distingués.
H. Signature (Ký tên):
Ở mục này, người viết ký tên của mình ở phía dưới bức thư
I. Pièces jointes (Mục cuối cùng –
tài liệu đính kém (nếu có))
Mục này được đặt ở cuối bức thư. Trong mục
này, người viết trình bày những tài liệu mà mình gửi kèm với bức thư, ví dụ như
: hóa đơn thanh toán, phiếu ký nhận giao hang... Tên của những tài liệu ấy
được trình bày sau cụm từ viết tắt P.J. (Pièces jointes : Tài
liệu đính kèm)
Việt Pháp Á Âu chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi TCF của mình!
>> Xem thêm
Để có thêm thông tin liên quan đến du học Pháp, hãy đến với công ty Việt Pháp Á Âu để được tư vấn miễn phí.
Công ty tư vấn giáo dục và phát triển hội nhập Việt Pháp Á Âu
Hotline : 0983 102 258 (Ms Hà)
Email : duhocvietphap@gmail.com
Địa chỉ : Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét