Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Hướng dẫn cách viết Thư động lực (Lettre de Motivation)

Đối với những bạn có dự định đi du học Pháp, chắc hẳn các bạn còn đang băn khoăn không biết cách trình bày một lá thư động lực như thế nào cho đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bạn rõ hơn về cách viết một thư động lực - Lettre de Motivation.
Thư động lực hay Lettre de Motivation chắc đã không còn xa lạ với những bạn đã, đang và sẽ đi du học Pháp. Đây là một loại thư thường được yêu cầu trong bộ hồ sơ xin vào học tại một cơ sở đào tạo của Pháp, đóng vai trò vô cùng quan trọng bên cạnh CV (Sơ yếu lí lịch) và Projet d'études (Kế hoạch học tập)/ Projet professionnel (Dự định nghề nghiệp tương lai).


Hãy trình bày lá thư của bạn thật cuốn hút để trở nên nổi bật trong số các hồ sơ xin học nhé!
Lettre de Motivation là một cách thể hiện bằng lời các lý luận mà bạn cần có để chứng minh cho nhà trường thấy bạn là người thích hợp để theo học chương trình mà họ đưa ra. Trong thư bạn phải nêu được một cách khái quát kinh nghiệm cũng như những kiến thức mà bạn đã có, nhưng không được bằng lòng với việc liệt kê chúng ra một cách đơn thuần như trong CV. Bạn cần chú ý đưa ra nhưng lý lẽ chứng minh rằng bạn thực sự rất có động lực để theo học chương trình này. Đồng thời, hãy tỏ ra rằng họ cũng cần bạn như bạn đang cần họ.
Dưới đây, mình sẽ đưa ra cho các bạn một dàn bài mẫu của Lettre de Motivation một cách khái quát:



Để hướng dẫn chi tiết hơn, lá thư động lực của bạn nên có những phần sau:

Cá nhân bạn (votre situation): Bạn đang theo học chuyên ngành gì, chế độ học của bạn (Université, Grande Ecole, IUT, BTS...), bạn đã được cấp bằng tốt nghiệp chưa (loại tốt nghiệp gì: khá, giỏi...) hoặc bạn sẽ có bằng cấp gì trong bao nhiêu lâu nữa.
 Yêu cầu của bạn (votre demande): Bạn muốn xin đi học bậc học nào, ngành/ chuyên ngành nào, trường nào, ở vùng/ thành phố nào.
 Động lực của bạn (vos motivations): Tại sao bạn lại chọn ngành này, trường này, dự định tương lai của bạn là gì ... Hãy cố gắng để bức thư là một cách cụ thể hoá một cách có sức thuyết phục những gì bạn đã đề cập đến trong CV.
 Những mong đợi của bạn (vos attentes): Bạn hoàn toàn có quyền nói lên những gì mà bạn mong muốn ở chương trình học này sẽ đem lại cho bạn. Điều này không những không làm phật ý nhà trường mà bạn đăng kí, ngược lại còn chứng tỏ rằng bạn là một người nghiêm túc, đã tìm hiểu kĩ càng chương trình học cũng như ngôi trường này, thực sự mong muốn được theo học để có thêm kinh nghiệm chuyên ngành hay làm giàu cho hành trang kiến thức của mình.
 Những điểm mạnh của bạn (vos atouts): Trình bày về kiến thức, về phẩm chất nghề nghiệp cũng như tố chất cá nhân. Cần chứng tỏ rằng bạn có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường chứ không phải chỉ có chiều ngược lại.
Những gì bạn có thể mang lại (vos apports en lien avec vos atouts): Cụ thể hoá những gì bạn có thể làm nhờ những điểm mạnh cũng như những kinh nghiệm mà cá nhân bạn đã thu nhận được trong cuộc sống, trong quá trình học tại trường ở Việt Nam hoặc trải nghiệm công việc thực tế (nếu có).
Chào hỏi (salutations): Tuỳ theo ngành học, bậc học cũng như cương vị, chức danh của người nhận hồ sơ mà bạn cần có mẫu câu chào hỏi thích hợp. Phần chữ kí tất nhiên không thể thiếu.

Tất nhiên các qui cách về trình bày cũng là một yếu tố không thể coi thường trong bức thư của bạn. Góc trên bên tay trái sẽ là tên cùng địa chỉ và số điện thoại của bạn. Sau đó dưới và ở giữa hơn một chút sẽ là tên và địa chỉ người nhận (nếu bạn có tên của người nhận hồ sơ thì nên ghi cụ thể, còn nếu không thì gửi tới bộ phận nhân sự có liên quan). Lệch về phía dưới bên phải sẽ là ngày tháng. Sau đó bạn có thể nêu tiêu đề của bức thư (objet) trình bày ngắn mục đích viết thư.
Ngoài cách trình bày trên máy tính rồi in ra, các bạn có thể tự mình viết thư tay cho nhà trường để tăng tính thuyết phục rằng bạn không copy ở đâu cả, cũng là cách thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với chương trình học của nhà trường. Nhưng cũng nên trình bày nắn nót và dễ nhìn, dễ đọc nhé!


  1. Bạn có thể dùng thước kẻ để gióng hàng chữ cho thẳng, hoặc in một tờ giấy có dòng kẻ, sau đó đặt tờ giấy bạn sẽ viết lên tờ in sẵn để chữ được thẳng hàng.
  2. Cố gắng viết thật sạch và rõ nét, ko quá bay bướm.
  3. Nội dung thư nên gói gọn trong 1 trang. Nếu bạn không thể tóm tắt được trong 1 trang thì viết 2 trang trên mặt trước chứ không nên viết 2 mặt của 1 tờ giấy.
  4. Viết bằng mực đen hoặc xanh tím than (màu đậm), tuyệt đối không dùng những loại mực màu sắc như đỏ, xanh lá.
  5. Viết họ, tên, địa chỉ, số phone, email của bạn phía trên bên trái của thư.
  6. Viết tên, chức vụ và địa chỉ của người nhận phía trên bên tay phải (thấp hơn so với họ, tên, địa chỉ... của bạn). Trước họ, tên của người nhận bạn fải viết rõ Monsieur, Madame (ko viết tắt). Nếu bạn biết bộ phận làm việc của người gửi bạn nên viết rõ để tránh thư bị lưu lạc.
  7. Nhớ ghi ngày tháng.
  8. Bắt đầu viết ở 1/3 chiều rộng của trang giấy. Bạn nên để lề rộng ở bên tay trái, lề nhỏ hơn ở phía dưới và phía tay phải.
  9. Mỗi đoạn fải được cách 1 dòng.
  10. Nhớ ký tên.
  11. Giữ một bản copy của thư, nhưng đừng gửi bản photocopie và giữ bản original.

Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu viết Lettre de Motivation trên mạng. Đối với mỗi ngành học, mỗi trường hay thậm chí mỗi vùng/thành phố, có rất nhiều lí do có thể trình bày trong thư nguyện vọng và mỗi lí do sẽ có cách đề cập khác nhau.

Nếu có khúc mắc cần được giải đáp hoặc bạn mong muốn được hỗ trợ trên những bước đầu của cuộc hành trình du học Pháp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất:

Mọi thắc mắc về thủ tục thi DELF - DALF hay hồ sơ du học Pháp, vui lòng liên hệ: 
Công ty tư vấn giáo dục và phát triển hội nhập Việt Pháp Á Âu
Hotline       : 0983 102 258 (Ms Hà)
Email         :  duhocvietphap@gmail.com
Địa chỉ      :   P 1702, Nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN

Hotline  : 0983 102 258

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét