Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Phong tục đón năm mới kỳ lạ trên thế giới

Tokyo, Nhật Bản: Gần đây ở Nhật có một phong tục phổ biến là người ta thường ngồi trước tivi xem chương trình ca nhạc tranh tài Kouhaku Uta Gassen, một chương trình nhạc hội quy tụ những ca sĩ nổi tiếng nhất vào đêm giao thừa. Quán quân là người được nhiều khán giả bầu chọn nhất. Nửa đêm, các thành viên trong gia đình quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau xì xụp ăn món mì Toshikoshi-Soba. Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mì dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới”. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài. Thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, chuông chùa điểm đúng 108 tiếng để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở, theo lời răn của đạo Phật. 
108 tiếng chuông xua tan phiền muộn năm cũ
Copenhagen, Đan Mạch: Đập đồ sành sứ, nhảy từ ghế xuống đất là hai trong số những truyền thống đặc biệt ở Copenhagen. Người địa phương thường đứng trên ghế và đồng loạt nhảy xuống khi đồng hồ điểm 12h đêm, theo nghĩa đen là “nhảy” vào năm mới. Hành động này mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn sót lại của năm cũ. Việc đập vỡ chén đĩa cũ và các đồ sành sứ là để mang lại may mắn. Người ta thường đập chén đĩa trước cửa nhà hàng xóm, nhà nào càng có nhiều bát đĩa vỡ càng chứng tỏ được mọi người yêu quý. Trong đêm giao thừa ở đây, bạn sẽ phải thật cẩn thận để tránh các đống bát vỡ dọc đường đến bữa tiệc năm mới được tổ chức ở quảng trường Amalienborg.
Phong tục đập đồ sứ của người Đan Mạch
New York, Mỹ: Đi bơi trong trời lạnh giá là truyền thống đón năm mới ở một số nơi như Scotland, Canada hay Thụy Điển. Ở Mỹ nổi tiếng là lễ hội New Year"s Day Polar Bear Swim, tất cả mọi người nhảy xuống làn nước lạnh tê ở đảo Coney. Hành động này được tin là sẽ mang lại may mắn cho năm mới.
Sao Paulo, Brazil: Pháo hoa ngoạn mục, những bữa tiệc đường phố, nhảy nhót tưng bừng khắp nơi là đặc trưng của Sao Paolo. Nhưng điều đặc biệt nhất trong phong tục ở đây là mọi người mặc những chiếc quần nhỏ đầy màu sắc để cầu may. Họ tin rằng những chiếc quần màu đỏ và vàng mang lại tình yêu và tiền bạc trong năm mới. Những chiếc quần màu mè lòe loẹt này được bán đầy rẫy ở chợ và trên các đường phố.

Tallinn, Estonia: Người dân ở đây chào đón năm mới bằng việc ăn, ăn và… ăn. Theo truyền thống, một người phải ăn 7 lần trong đêm giao thừa. Mỗi bữa ăn làm tăng thêm sức mạnh cho năm mới. Các món ăn bao gồm xúc xích, salad khoai tây, dưa chua sauerkraut, bánh hạnh nhân…

Plymouth, Wisconsin, Mỹ: Vào đêm giao thừa, người địa phương tổ chức lễ hội có tên gọi Big Cheese Drop để tôn vinh ngành công nghiệp bơ sữa. Người ta sẽ làm một miếng phô mai Styrofoam khổng lồ nặng hơn 36 kg, rồi dùng cần cẩu thả xuống từ độ cao 30 m vào lúc nửa đêm. Năm nay, sự kiện này được tổ chức miễn phí tại bãi đậu xe của tòa nhà Creamery, gần trung tâm nghệ thuật Plymouth với các hoạt động âm nhạc, trò chơi liên quan đến món phô mai.
Ăn mặc những thứ có hình tròn ở Philippines
Tết ở Philippines rơi vào ngày 1/1 dương lịch. Vào dịp này, mọi người sẽ chia sẻ những món ăn và quần áo có hình tròn trong dịp năm mới. Tại sao lại như vậy ư? Theo quan niệm của người dân Philippines, hình tròn tượng trưng cho đồng xu, cũng có nghĩa là sự thịnh vượng, giàu có. Do đó, họ chọn ăn những đồ ăn hình tròn, ví dụ như quả nho, cam và mặc các quần áo hoặc đi giày dép có hoa văn chấm tròn trong các lễ hội.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển thương mại Việt Phát - VTI
Số 48, ngách 2, ngõ Simco, đường Phạm Hùng, Hà Nội
Email          :  duhocvietphatvti@gmail.com 
ĐT              :  04 62 96 75 42
Hotline         : 0983 102 258

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét